Đắp mặt nạ được cho là một trong những giải pháp “thần kỳ” giúp làn da của bạn được thư giãn sau một ngày dài tiếp xúc với môi trường. Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, cải thiện quá trình tái tạo và phục hồi. Tuy nhiên, nhiều cô nàng lại rơi vào tình trạng “đắp hoài mà không thấy có tác dụng”? Tất cả đều có nguyên nhân riêng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho các nàng.
Đắp mặt nạ có tác dụng gì?
Mặt nạ có cực nhiều công dụng tốt đối với làn da của chúng ta. Được bào chế với các dưỡng chất có thể cải thiện nhiều vấn đề cho da. Cùng điểm qua một vài công dụng dưới đây nhé!
Làm sạch da
Đắp mặt nạ như một bước khóa làm sạch cuối cùng để mang lại một làn da sạch hoàn toàn. Những vi khuẩn, bụi bẩn cứng đầu nhất cũng sẽ bị đào thải ra ngoài nhờ đắp mặt nạ. Để đáp ứng công dụng này, mặt nạ được sản xuất làm hai dạng chính: dạng lột và dạng rửa.
- Dạng lột: Thường loại mặt nạ này có dạng gel trong suốt, nhanh chóng kết dính, đặc lại như keo trên bề mặt da sau một khoảng thời gian ngắn tiếp xúc với không khí. Mặt nạ dạng này sẽ giúp loại bỏ lớp tế bào chết thừa trên bề mặt da, đồng thời dính chắc các hạt bụi bẩn còn ẩn sâu bên trong lỗ chân lông. Sau khi mặt nạ đã hoàn toàn khô, bạn chỉ cần nhẹ nhàng dùng tay bóc đi và rửa lại bằng nước ấm.
- Dạng rửa: Loại mặt nạ này thường được sản xuất dưới dạng đất sét với các hạt cát nhỏ. Những hạt cát này sẽ giúp làm sạch sâu lỗ chân lông. Tuy nhiên, loại này sẽ không đặc lại giống dạng keo lột mà nó sẽ chỉ khô lại sau một thời gian. Sau đó, bạn cần phải rửa mặt lại với nước thật sạch.
Dưỡng ẩm
Bên cạnh việc làm sạch da, đắp mặt nạ còn cung cấp độ ẩm và các dưỡng chất thiết yếu cho da. Phần lớn dưỡng chất trong mặt nạ đều được điều chế từ tinh chất của các loại hoa quả, rau củ, thực vật từ thiên nhiên an toàn và lành tính, giúp hỗ trợ một lượng lớn độ ẩm. Đó là lý do vì sao mà sau khi đắp mặt nạ, bạn cảm thấy da thật mềm mượt, căng bóng.
Xem thêm: Mặt nạ ngủ Fresh Sleeping Mask thạch anh tươi cấp ẩm cho da hiệu quả
Thư giãn
Đây là một trong những công dụng quan trọng của việc đắp mặt nạ. Sau một ngày dài tiếp xúc với môi trường, làn da của bạn cần được nghỉ ngơi đầy đủ để tái tạo collagen và phục hồi chức năng. Cách tốt nhất để hỗ trợ quá trình này cho làn da của bạn chính là đắp mặt nạ. Nằm thư giãn cùng một chiếc mặt nạ giàu dưỡng chất, bật một khúc nhạc nhẹ nhàng, du dương sẽ giúp bạn giải tỏa được mọi âu lo, căng thẳng và mệt mỏi.
Trước khi đắp mặt nạ nên làm gì?
Bạn hãy nhớ một điều quan trọng là đắp mặt nạ chỉ là bước chăm sóc da cuối cùng, nó chỉ thực sự mang lại kết quả khi mà bạn thực hiện đầy đủ, đúng quy trình các bước làm sạch trước đó. Vậy nên, trước khi đắp mặt nạ, bạn cần hoàn thành các bước sau đây:
- Bước 1: Tẩy trang, tẩy tế bào chết
- Bước 2: Sử dụng sữa rửa mặt
- Bước 3: Sử dụng Toner
- Bước 4: Sử dụng Serum
- Bước 5: Sử dụng các loại kem dưỡng da
- Bước 6: Sử dụng mặt nạ
Có nên đắp mặt nạ mỗi ngày?
Đắp mặt nạ không xấu. Những dưỡng chất có trong mặt nạ sẽ hỗ trợ, cung cấp cho làn da của bạn luôn mềm, mịn và căng bóng. Loại bỏ nguy cơ lão hóa da, ngăn ngừa nếp nhăn đồng thời giúp cho làn da luôn tái tạo được collagen kịp thời.
Tuy nhiên, có một lưu ý nho nhỏ, đó là bạn cần phải lựa chọn được loại mặt nạ phù hợp với loại da của mình. Cần tìm hiểu kỹ về thành phần, nơi sản xuất, chất liệu,… Để tránh bị kích ứng da, nổi mẩn đỏ hay nguy hiểm hơn là làn da bị tổn thương nặng nề.
Có nên đắp mặt nạ qua đêm?
Nhiều cô nàng mắc phải suy nghĩ rằng, mặt nạ tốt như vậy, cứ đắp quá qua đêm cho dưỡng chất thấm hết vào da hoặc ngủ quên đến sáng hôm sau khi mặt nạ vẫn còn trên mặt. Đây là lỗi mà nhiều chị em rất dễ mắc phải. Việc này là hoàn toàn không nên nhé!
Đối với mặt nạ dạng đất sét, việc không làm sạch da sau khoảng 5-10 phút sẽ khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc, không thể thở được và sẽ dẫn đến mụn.
Mặt nạ giấy cũng vậy, sau khoảng 10-15 phút sử dụng, các dưỡng chất thấm dần vào da, mặt nạ sẽ khô dần và nếu không bỏ đi ngay thì nó có cơ chế thấm hút ngược khiến da bạn cảm thấy bí, nóng râm ran hoặc khô. Vì vậy, bạn chỉ nên thực hiện khoảng 10-15 phút để da hấp thụ vừa đủ dưỡng chất mà không bị quá khô.
Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không?
Tùy vào từng loại mặt nạ mà bạn cân nhắc việc có cần rửa lại mặt với nước hay không. Nếu là mặt nạ dạng đất sét hay dạng gel lột, sau khi sử dụng, bạn nên rửa lại mặt với nước ấm để lỗ chân lông được làm sạch, thông thoáng. Còn đối với mặt nạ giấy, sau khi đắp mặt nạ xong, bạn chỉ việc gỡ bỏ miếng mặt nạ và không cần rửa lại với nước.
Một vài lời khuyên và giải đáp trên đây có lẽ đã giúp chị em phần nào giải tỏa được những thắc mắc, nỗi lo khi đắp mặt nạ. Chúc chị em luôn có một làn da khỏe, đẹp và rạng ngời!
Bài viết cùng chủ đề
Đặc điểm làn da nam giới – Hiểu biết để chăm sóc tốt hơn
Mục lụcĐắp mặt nạ có tác dụng gì?Làm sạch daDưỡng ẩmThư giãnTrước khi đắp mặt...
Cách thải độc tố cho da khỏe đẹp vào mùa hè
Mục lụcĐắp mặt nạ có tác dụng gì?Làm sạch daDưỡng ẩmThư giãnTrước khi đắp mặt...
5 món dưỡng da nên có vào những ngày hanh khô
Mục lụcĐắp mặt nạ có tác dụng gì?Làm sạch daDưỡng ẩmThư giãnTrước khi đắp mặt...
5 cách bổ sung collagen cho làn da căng mọng
Mục lụcĐắp mặt nạ có tác dụng gì?Làm sạch daDưỡng ẩmThư giãnTrước khi đắp mặt...